Nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo (tiếng Anh: bacterial vaginosis thường được viết tắt là BV) là một căn bệnh của âm đạo do sự phát triển quá nhiều của vi khuẩn.[2][3] Các triệu chứng phổ thông là khí hư tiết ra thường có mùi giống như mùi cá. Khí hư thường là màu trắng hoặc màu xám. Khi đi tiểu tiện có thể có cảm giác bỏng rát.[4] Triệu chứng ngứa là không phổ biến.[2][4] Thỉnh thoảng có trường hợp không có triệu chứng nào.[4] Nhiễm khuẩn âm đạo làm tăng gần gấp đôi nguy cơ bị nhiễm trùng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS.[5][6] Nó cũng làm tăng nguy cơ đẻ non của phụ nữ có thai.[7][8]Nhiễm khuẩn âm đạo có nguyên nhân là sự mất cân bằng của vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo,[9][10] khi loại phổ biến nhất của vi khuẩn thay đổi và số lượng vi khuẩn tăng gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần thông thường.[2] Thường là vi khuẩn không phải vi khuẩn Lactobacilli trở nên xuất hiện nhiều hơn.[11] Các yếu tố rủi ro bao gồm thụt rửa âm đạo, có nhiều bạn tình, thuốc kháng sinh, và sử dụng đặt vòng tránh thai.[10] Tuy nhiên, nhiễm khuẩn âm đạo không được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.[12] Chẩn đoán bệnh này dựa trên các triệu chứng và có thể được xác nhận bởi xét nghiệm khí hư âm đạo và thấy độ pH cao hơn bình thường với một số lượng lớn vi khuẩn.[2] Nhiễm khuẩn âm đạo thường bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm nấm âm đạo hay nhiễm trùng Trichomonas.[13]Điều trị thường dùng kháng sinh như clindamycin hoặc metronidazole. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trong quý hai hoặc ba của kỳ thai nghén. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát ngay sau khi điều trị. Probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái xuất hiện.[2] Chưa có khẳng định việc sử dụng probiotic hay thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến mang thai.[2][14]Nhiễm khuẩn âm đạo là nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.[10] Số phụ nữ bị bệnh này vào bất kỳ thời điểm nào dao động giữa 5% và 70%.[5] Nhiễm khuẩn âm đạo là phổ biến ở châu Phi và ít phổ biến hơn ở châu Á và châu Âu.[5] Ở Hoa Kỳ khoảng 30% phụ nữ ở tuổi 14 đến 49 bị nhiễm bệnh này.[15] Tỷ lệ phụ nữ nhiễm bệnh thay đổi đáng kể giữa các sắc tộc trong cùng một quốc gia.[5] Trong khi các triệu chứng của bệnh này đã được ghi nhận và mô tả từ rất lâu trong lịch sử, trường hợp đầu tiên của bệnh này có tài liệu lưu trữ đầy đủ được ghi lại vào năm 1894.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiễm khuẩn âm đạo http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=616.... http://www.cdc.gov/std/bv/stats.htm http://www.cdc.gov/std/bv/stdfact-bacterial-vagino... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/bacterialva... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/bacterialva... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/bacterialva... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/Bacterial-Vaginosis-(BV... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...